Tìm hiểu Search Engine là gì? Cơ chế hoạt động bộ máy tìm kiếm.
Chắc hẳn rất nhiều người muốn biết khái niệm Search Engine là gì và cơ chế hoạt động của nó. Đây chính là bộ máy tìm kiếm mà bạn có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tin tức… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về công cụ tìm kiếm này.
Search Engine được hiểu là một phần mềm giúp tìm kiếm các dữ liệu theo truy vấn của người dùng. Trong đó, người dùng muốn tra cứu về thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, tin tức,… trên Internet. Các công cụ phổ biến dùng để tra cứu thông tin như Google, Côc Côc, Bing,.. Ở nội dung dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về phần mềm tra cứu cho Google.
Cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm Search Engine
Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm này thì bạn cần biết các bộ phận cấu thành và cách thức hoạt động. Cụ thể như sau:
Các bộ phận cơ bản của bộ máy tìm kiếm
Search Engine bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
Bộ thu thập thông tin – Robot: Đây là bộ phận có tác dụng quét và trích xuất dữ liệu cho người dùng. Cụ thể, Các con bot như spider, crawler, robot được lập trình sẵn với nhiệm vụ quét nội dung của các website. Từ đó sẽ thu thập thông tin để xây dựng thành cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng khi tìm kiếm.
Bộ phận xử lý thanh toán có tác dụng trích xuất kết quả cho người tìm kiếm Google. Trong đó có hơn 200 yếu tố khác nhau xếp hạng cho website và có 2 yếu tố Google đánh giá cao là chất lượng content và backlink trên website.
Bộ phận lập chỉ mục – Index diễn ra song song với việc thu thập dữ liệu. Quá trình lập chỉ mục bao gồm phân tích, lựa chọn, lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu. Có thể hiểu đây là một siêu bộ nhớ với dung lượng cao hàng trăm petabyte.
Cách thức hoạt động như thế nào?
Bộ máy tìm kiếm Search Engine có cách thức hoạt động khá đơn giản như sau:
Bước 1: Tìm các trang website thu thập thông tin
Đầu tiên, các con bọ của Google truy cập vào các website và lấy danh sách máy chủ rồi cào dữ liệu một URL ngẫu nhiên. Các con bọ này sẽ tiến hành index nội dung bài viết, dựa vào keyword trong thẻ tiêu đề, mô tả ,… để đánh giá mức độ liên quan của bài viết so với truy vấn người dùng.
Bước 2: Lập chỉ mục
Con bọ của Google tiến hành phân tích, lựa chọn, lưu trữ thông tin cần thiết nhanh chóng và chính xác.
Bước 3: Xử lý thông tin
Sau khi lập chỉ mục, Google thực hiện mã hóa thông tin và lưu trữ trong database. Nếu người dùng search keyword liên quan đến bài viết thì Google sẽ trả về các kết quả liên quan để người dùng lựa chọn.
Thuật toán công cụ tìm kiếm có nghĩa như thế nào?
Đây được xem là thuật ngữ đánh giá tất cả các trang được lập chỉ mục, sau đó sẽ xác định trang web nào xuất hiện trong kết quả tìm kiếm theo truy vấn nhất định.
Trong đó, thuật toán của Google sử dụng nhiều yếu tố như:
Ý nghĩa của truy vấn: Là việc hiểu ý người dùng thông qua các từ chính xác mà họ sử dụng, hay mục đích tìm kiếm nội dung…
Mức độ liên quan của trang web: Công cụ tìm kiếm Search Engine cần tìm hiểu xem trang website của bạn có trả lời truy vấn tìm kiếm người dùng hay không.
Chất lượng nội dung: Các thuật toán sẽ xác định xem trang web có nguồn thông tin chính xác hay không. Trong đó, số lượng và chất lượng của các liên kết ngược cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng nội dung.
Khả năng sử dụng của trang web: Xem xét chất lượng trang website từ quan điểm kỹ thuật như tốc độ trang, bảo mật,…
Trên đây là những chia sẻ cơ bản nhất về Search Engine là gì và cơ chế hoạt động cơ bản của bộ máy tìm kiếm. Nếu quý khách cần hỗ trợ về dịch vụ SEO web hãy liên hệ Min Chaw Agency để được tư vấn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều tin tức công nghệ mới nhất tại trang web này.
Minh Hoàng
Tôi là Minh Hoàng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Min Chaw Agency. Trong blog của mình chia sẻ các kiến thức về ngành các lĩnh vực trong Marketing, Digital Marketing và SEO/SEM. Được đúc kết từ hơn 10 năm trong làm và tư vấn Marketing cho các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau